Điều gì thu hút sinh viên tại các thư viện Mỹ
Mục lục bài viết
“Thư viện là nơi chữa bệnh cho tâm trí” (Khuyết danh) - Câu nói đã phần nào thể hiện được hết những giá trị mà thư viện mang lại cho chúng ta, đặc biệt là các thế hệ học sinh, sinh viên. Thư viện không chỉ là nơi để học tập, tìm tòi kiến thức mà còn là nơi để tâm trí ta thư giãn, thả hồn vào những trang sách. Một thư viện “chất lượng” không chỉ có vẻ bề ngoài mà còn phải đạt được những tiêu chuẩn bên trong. Đó cũng chính mục tiêu mà những trung tâm thư viện đang hướng đến hiện nay. Đi đầu trong số đó không thể thiếu đi những cái tên của các thư viện Mỹ.
Có gì đặc biệt tại các thư viện Mỹ
Mỹ được xếp hạng là các cường quốc đi đầu trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục, khoa học,... Trong số đó, nền giáo dục Mỹ luôn là mơ ước của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên. Chính phủ Mỹ luôn dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển nền giáo dục toàn diện và xuất sắc. Do đó từ các khâu giảng dạy, chương trình học, môi trường học,... đến việc trang bị các cơ sở vật chất như thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành,... luôn được nhà trường cải thiện liên tục. Hiện nay, Mỹ đang sở hữu hàng ngàn thư viện công cộng, tư nhân tại các trường học và địa phương trên cả nước. Đây là một thành quả đáng tự hào và cần phát huy hơn nữa trong tương lai.
Thư viện là nơi học tập tốt cho nhiều du học sinh Mỹ
Các thư viện Mỹ đều được xây dựng dựa trên những kiến trúc hiện đại và phổ biến nhất. Tùy theo từng khu vực và từng nhóm trường học, kiểu cách của thư viện sẽ được thay đổi cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Chúng đều đẹp theo những phong cách riêng từ cổ điển, tân cổ điển đến hiện đại, phá cách,... Không chỉ là nơi dành cho sinh viên học tập và các thư viện Mỹ hiện nay còn thu hút rất nhiều khách tham quan từ khắp mọi nơi trong và ngoài nước.
Hệ thống các thư viện Mỹ tồn tại ở khắp các vùng lân cận thành thị, ngoại ô và nông thôn, và đặc biệt là các thư viện này có lịch sử lâu đời. Theo một cuộc khảo sát năm 2015 của Pew, gần 2/3 người Mỹ trưởng thành nói rằng việc đóng cửa thư viện địa phương sẽ có tác động lớn đến cộng đồng của họ. và ông cũng nhận thấy, hơn 90% người lớn nghĩ rằng thư viện công cộng là nơi “chào đón và thân thiện” đối với mọi người dân trong khu vực.
Cơ sở vật chất tại các thư viện Mỹ vô cùng hiện đại
Các thư viện tại Mỹ còn cung cấp các chương trình và trợ giúp cho mọi người ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Vào năm 2015, gần 10% trong số 5,8 triệu khách trực tiếp của thư viện đã tiếp cận được các chương trình và gói hỗ trợ chuyên biệt trong các lĩnh vực như dinh dưỡng, chấn thương và các nguồn sức khỏe tâm thần, lãnh đạo thanh niên. Nhiều thư viện Mỹ đã trở thành những tổ chức hàng đầu trong việc giải quyết các nhu cầu của người vô gia cư. Ví dụ, Thư viện Công cộng Dallas vào năm 2013 đã khởi động Sáng kiến Tương tác với Người vô gia cư. Đây còn là nơi khách hàng có thể nhận được hỗ trợ trực tiếp về các đơn xin việc và hồ sơ xin việc, giới thiệu thực phẩm và nhà ở, trợ giúp pháp lý, cũng như các chương trình âm nhạc và nghệ thuật trong thư viện.
Top 3 thư viện đẹp nhất nước Mỹ
Thư viện “không cửa sổ” Beinecke tại Đại học Yale
Thư viện Beinecke là một trong những thư viện lớn nhất thế giới được dành riêng cho việc lưu trữ và bảo quản các loại tài liệu, sách hiếm cũng như các bản thảo văn học tại Đại học Yale. Sinh viên hay cả giảng viên và cá nhà nghiên cứu đều phải đăng ký rồi mới có thể mượn sách và đọc tại các phòng đọc bên trong thư viện. Đây là một quy định nghiêm ngặt và nổi bật tại đây. Và không giống như một số thư viện Mỹ khác, tại Beinecke toàn bộ tài liệu ở đây sẽ không được lưu hành ra bên ngoài. Bởi chúng đều là những loại tài liệu, sách báo hiếm, quý giá của nhân loại.
Thư viện “không cửa sổ” Beinecke tại Đại học Yale
Công trình kiến trúc vĩ đại này được thiết kế bởi Gordon Bunshaft – kiến trúc sư hàng đầu về phong cách thiết kế hiện đại từ giữa thế kỷ 20. Hiện nay, Beinecke Library hiện có 180.000 đầu sách ở tháp chính cao 6 tầng và khoảng 1 triệu đầu sách ở tầng hầm. Những tấm đá cẩm thạch tông màu xám trắng được dùng để tạo ánh sáng cho không gian bên trong mà không cần phải trổ cửa sổ. Đó cũng chính là nguồn gốc của tên gọi “thư viện không cửa sổ”. Với không gian rộng rãi, thoáng mát, nhiệt độ và độ ẩm luôn được duy trì ở mức ổn định, thư viện Beinecke đã lưu giữa hàng ngàn cuốn sách qua các thế hệ nối tiếp và trở thành một trong những thư viện đẹp nhất nước Mỹ hiện nay.
Thư viện Trung tâm Boston
Thư viện Trung tâm Boston nằm tại khu Back Bay, trong Quảng trường Copley ở Boston. Nó bao gồm hai tòa nhà McKim và Johnson được nối liền với lối đi trong nhà. Nó có diện tích khoảng 930.000 feet vuông (86.000 m2) và có sức chứa lên đến 21.000.000 mục lưu trữ vào năm 2015.
Vẻ đẹp cổ điển của thư viện trung tâm Boston
Thư viện Boston là một trong những thư viện Mỹ có lịch sử lâu đời nhất. Và đây cũng chính là thư viện công cộng đầu tiên tại xứ sở cờ hoa. Thư viện này cũng được xếp vào danh sách các thư viện đẹp nhất nước Mỹ theo phong cách chủ nghĩa cổ điển. Với tông màu chủ đạo là màu trắng nổi bật với sàn nhà màu gỗ đỏ nung với các giá sách cao chót vót nối tiếp nhau, tạo nên một không gian bắt mắt và hoàn hảo cho độc giả thưởng thức sách. Hiện nay, thư viện Trung tâm Boston được xem như một di tích lịch sử quốc gia và là điểm đến hàng đầu của nhiều du khách tham quan trên khắp Hoa Kỳ.
Thiết kế tuyệt mỹ của “thánh đường sách” George Peabody
Năm 1878, thư viện George Peabody được xây dựng theo lệnh của nhà từ thiện George Peabody. Ban đầu thư viện được biết đến là thư viện của viện Peabody - nhạc viện đầu tiên của Hoa Kỳ.
Thư viện đẹp nhất nước Mỹ này được thiết kế với một giếng trời lớn ở giữa, với mỗi tầng của thư viện nhìn ra không gian thoáng đãng ngay khu vực giếng trời trung tâm. Vẻ đẹp của George Peabody được cảm nhận vô cùng tinh xảo và bắt mắt khuyến khích người đọc đến đây chiêm ngưỡng và học tập. Thư viện có tổng cộng 5 tầng cao vút. Mỗi tầng đều có lan can trang trí công phu và sàn lát đá cẩm thạch hoa văn. Vậy nên thật không ngạc nhiên khi trong muôn vàn các thư viện Mỹ, Peabody được mô tả như một “thánh đường sách”.
Vẻ đẹp của George Peabody được cảm nhận vô cùng tinh xảo và bắt mắt
Sách lưu trữ ở thư viện hầu hết là các tác phẩm tham khảo có niên đại cuối thế kỷ 19 về các chủ đề khác nhau, từ khảo cổ học, khoa học đến văn học. Hiện nay, không gian này còn được sử dụng như một địa điểm tổ chức sự kiện phổ biến và bối cảnh cho các bộ phim và chương trình truyền hình.
Thư viện Mỹ không chỉ là nơi sinh viên được học tập mà đó còn là không gian để bạn giải tỏa bao mệt mỏi và áp lực của cuộc sống vào từng trang sách. Du học sinh đến đây không chỉ được học tập nhiều kiến thức đa dạng mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng những công trình sách vĩ đại, những kiến trúc thượng tầng mang đậm nét phương Tây.
Tags: thư viện tại Mỹ, vẻ đẹp của các thư viện Mỹ, thư viện đẹp nhất nước Mỹ, du học Mỹ, du học sinh tại Mỹ, Mỹ có những thư viện lớn nào, thư viện công cộng dành cho du học sinh, các thư viện công cộng tại Mỹ.
Tư vấn miễn phí
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060